Cầu vồng sau cơn giông - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Trần Thiên Phượng (TP.HCM)
Kết quả trên được đưa ra bởi Ookla - đơn vị phát triển công cụ đo tốc độ mạng Speedtest. Theo dữ liệu ghi nhận được, tốc độ mạng internet di động của Việt Nam đã tăng 7,7% so với tháng trước, xếp hạng 19 thế giới, vượt qua các quốc gia như Ấn Độ, Pháp và Phần Lan. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia (168,94 Mbps, vị trí 12 thế giới) và Singapore (160,56 Mbps, vị trí 15). UAE tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu với tốc độ mạng di động lên đến 543,91 Mbps.Mạng internet cố định tại Việt Nam cũng có sự cải thiện, đạt tốc độ trung bình 164,77 Mbps, xếp hạng 35 thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách đáng kể so với những quốc gia dẫn đầu trong khu vực như Singapore (345,33 Mbps) hay Thái Lan (238,41 Mbps).Trước đó, báo cáo tháng 1.2025 từ Ookla cho thấy tốc độ mạng di động tại Việt Nam đã đạt mức 134,19 Mbps, tăng 54%, từ 86,96 Mbps của tháng 12.2024 và cách Top 20 khoảng 3 Mbps.Với tốc độ phát triển hiện tại, Việt Nam đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia hàng đầu thế giới về mạng internet di động, đặc biệt trong việc triển khai 5G. Dự kiến, khi MobiFone gia nhập cuộc đua 5G và các nhà mạng tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, tốc độ mạng di động của Việt Nam có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2025.Việc thương mại hóa 5G trong những tháng cuối năm 2024 được xem là động lực chính giúp tốc độ internet di động tại Việt Nam tăng trưởng đột biến. Trước thời điểm này, vào tháng 9.2024, Ookla ghi nhận tốc độ internet di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 54,17 Mbps và đứng thứ 51 thế giới. Sau gần 6 tháng triển khai 5G, con số này đã tăng gần ba lần, giúp Việt Nam thăng hạng 32 bậc.Cùng lúc, dữ liệu từ iSpeed - công cụ đo tốc độ mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ - cũng cho thấy sự bứt phá của 5G tại Việt Nam. Trong tháng 2.2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G đạt 187,58 Mbps, nhanh gần gấp ba lần mức 65,61 Mbps của mạng internet di động thông thường.Dữ liệu của Ookla cho thấy khả năng sử dụng 5G tại Việt Nam tăng mạnh từ gần 0% vào tháng 9.2024 lên 31,9% vào tháng 2.2025, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của phạm vi phủ sóng.Cùng với việc mở rộng hạ tầng, các nhà mạng lớn tại Việt Nam cũng triển khai các gói cước ưu đãi để thu hút người dùng chuyển đổi sang 5G. Hiện tại, người dùng có lựa chọn gói cước rẻ nhất là 10.000 đồng/ngày để sử dụng 5G. Tổng số thuê bao 5G trên cả nước hiện ước đạt hơn 8 triệu và con số này có thể tăng nhanh hơn nữa khi trong quý 1, đầu quý 2 có thêm một nhà mạng triển khai công nghệ mạng mới.Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn tạo ra động lực lớn cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kết nối tốc độ cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và thành phố thông minh, sản xuất thông minh. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư và phát triển hạ tầng 5G sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.Đưa siêu du thuyền để mở 'kho báu' vùng lõi vịnh Bái Tử Long
“Taylor Swift giúp mình nhận ra giấc mơ của bản thân, là phiên bản tốt nhất. Có hàng triệu người yêu thương bạn và ngược lại, vì vậy hãy sống cuộc đời mà mình mong muốn. Ngoài ra, mình còn học được cách thành thật với cảm xúc của bản thân, thay vì bận tâm đến người khác. Dù có đầu tư tốn kém nhưng mình vẫn quyết tâm để gặp thần tượng”, Huệ cho biết.
Khởi công trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex tỉnh Thừa Thiên Huế
Mảng bám hình thành trên thành động mạch, lưu lượng máu có thể bị cắt hoặc giảm, có thể gây ra vấn đề. Tỏi có thể giúp giữ cho động mạch khỏe mạnh và lưu thông tốt.
Chiều 8.2.2025, theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều giao lộ ở TP.HCM, đường sá khá thông thoáng, ít kẹt xe ngay cả khung giờ cao điểm. Người dân kiên nhẫn đợi hết đèn đỏ, không lấn làn, leo lề.Gần 6 giờ tối tại ngã tư Hàng Xanh, lượng xe vẫn khá đông vì đây là trục đường chính nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ. Người đi bộ thong dong qua đường. Khung cảnh dễ thở hơn rất nhiều so với cảnh ken đặc xe cộ thường thấy ở khu vực này.Cảnh tượng này là khá dễ hiểu, một phần vì chỉ mới qua Tết Nguyên đán, vẫn còn nhiều sinh viên và người đi làm chưa trở lại thành phố. Phần khác, có thể vì sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức người dân cải thiện, chấp hành tốt các quy định giao thông nên giảm hẳn cảnh chen lấn, leo lề, vượt đèn đỏ,…Ông Dương Vinh Đống (làm bảo vệ một quán cà phê ngay góc ngã tư Hàng Xanh) chia sẻ từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ông không còn thấy cảnh người đi đường vượt đèn đỏ, chạy lên lề. "Tại tôi làm bảo vệ ở đây nên tôi biết, tôi canh thấy cũng có nhiều người không còn dám chạy ngược chiều hướng đây nữa", ông Đống nói. Còn với một tài xế như anh Võ Văn Phú (35 tuổi), đường sá thông thoáng, không kẹt xe, không tắc đường khiến công việc hàng ngày dễ thở hơn hẳn. "Tôi chạy xe công nghệ cũng hơn cả năm nay. Trước tết chạy xe tốn xăng lắm. Ví dụ bình thường mình chạy chỉ tốn có 100.000 đồng cho 13 đến 14 tiếng chạy. Tại kẹt xe với tắc đường mà lắm khi phải hết 130.000 - 150.000 đồng tiền xăng. Mà đó là trước tết thôi, sau tết đường sá thông thoáng mình đi cũng tiện, tiền xăng cũng ít đi", anh Phú chia sẻ.Theo ghi nhận của phóng viên chiều 8.2, tại các tuyến đường như Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh,… khá thông thoáng trong những ngày làm việc đầu năm. Đây là những tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là vào khung giờ cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều người dân, phố phường thông thoáng cũng phần nào khiến tinh thần thoải mái, việc đi làm hay đón đưa con cái cũng vì thế đỡ vất vả hơn nhiều.
Sốc: Giá cà phê chính thức vượt mốc 100.000 đồng/kg
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân thủ đô là chủ trương đúng đắn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thành ủy Hà Nội và là nhiệm vụ cần thiết triển khai ngay.Để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm; rút ngắn thời gian triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Hà Nội khẳng định sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch."Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND Q.Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất…", văn bản nêu rõ.Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng... Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.Giữa hồ Hoàn Kiếm có Tháp Rùa, là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ. Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884 - 1886. Ngoài ra, tọa lạc trên đảo ngọc trong hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, là di tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng "Thánh" và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thủy chiến của quân đội Đại Việt…Hiện ở phía đông hồ Hoàn Kiếm là phố Đinh Tiên Hoàng, có chiều dài khoảng 900 m. Phố Đinh Tiên Hoàng khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như trụ sở UBND TP.Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân, vườn hoa Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, (nơi gặp nhau của các phố Lê Thái Tổ - Cầu Gỗ - Hàng Gai - Hàng Đào).